Là một môi trường đào tạo Graphic Design lớn nhất Việt Nam, Arena Multimedia nhận được rất nhiều băn khoăn của các bạn học sinh THPT quan tâm đến tuổi nghề của Thiết kế đồ họa. Câu hỏi của bạn Linh Nguyễn (17 tuổi, Hà Nội):
Em thích vẽ đã lâu và có tìm hiểu về ngành Graphic Design. Nhưng bố mẹ em bảo ngành này không làm việc lâu dài được, chỉ đến năm 30 tuổi thôi. Liệu quan điểm này của bố mẹ có đúng không ạ? Làm sao để em có thể thuyết phục bố mẹ cho mình theo ngành này ạ?
Arena Multimedia trả lời:
Băn khoăn của Linh và bố mẹ về tuổi nghề của ngành Graphic Design một phần xuất phát từ việc lĩnh vực này còn chưa hoàn toàn phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều ngành nghề khác đều có thời điểm mở đầu và tuổi thọ của nghề sẽ được gia tăng dần nhờ vào nỗ lực phát triển của những người thực hiện công việc đó – Graphic Design cũng vậy.
Arena Multimedia mong rằng qua bài viết này, bậc phụ huynh và các bạn học sinh sẽ có những quan điểm cởi mở và sâu sắc hơn về Graphic Design.
1. Vì sao tuổi nghề của thiết kế đồ họa lại bị coi là ngắn ngủi?
Đầu tiên, quan điểm một Graphic Designer chỉ có thể làm việc đến năm 30 tuổi và sau đó sẽ bị đào thải thực chất xuất phát từ những người không thực sự làm việc trong lĩnh vực này. Họ hình thành quan điểm này là do những định kiến xã hội sau đây:
- Vấn đề sức khỏe: Từ 30 tuổi trở lên, sức khỏe của con người dần suy giảm và cần nhiều thời gian chăm sóc bản thân hơn. Điều này sẽ khiến việc ngồi máy tính trong thời gian dài và liên tục chạy theo deadline trở nên khó khăn.
- Thay đổi trọng tâm cuộc sống: Ở độ tuổi 20 – 30, con người sẽ chú trọng vào phát triển sự nghiệp. Ngoài 30 tuổi đa số mọi người sẽ lập gia đình và sinh con, mối quan tâm về gia đình chiếm phần lớn trong cuộc sống của mọi người. Điều này ảnh hưởng đến khả năng và thời gian cập nhật kiến thức và sáng tạo sản phẩm mới.
- Sự đổi mới nhanh chóng của ngành: Khi mới xuất hiện tại Việt Nam khoảng 20 năm trước đây, công việc chính của một Graphic Designer chủ yếu liên quan đến kỹ thuật vẽ thủ công. Tuy nhiên, ngày nay Graphic Design được cập nhật với những phần mềm máy tính và công cụ thiết kế tân tiến. Trong tương lai có thể các tác vụ thủ công sẽ được thực hiện hoàn toàn bằng những công cụ, phần mềm này. Nếu không cập nhật kiến thức mới, các Graphic Designer sẽ không thể phát triển lâu dài.
Sự thật thì đây là những vấn đề mà bất cứ lĩnh vực nào cũng sẽ gặp phải, ví dụ như giáo dục trong thời kỳ đại dịch Covid – 19 đòi hỏi mọi giáo viên và học sinh phải chuyển đổi đào tạo trực tuyến hay rất nhiều thủ tục hành chính cũng được cập nhật trên phần mềm máy tính.
Tuy nhiên, đối với ngành Graphic Design, sự chuyển đối số này diễn ra nhanh hơn và trực tiếp hơn. Điều này thực chất lại là một lợi thế khi các Graphic Designer biết rõ họ cần phải làm gì khi tiếp xúc với công nghệ tân tiến. Minh chứng rõ nhất là nhiều Graphic Designer trên thế giới vẫn tiếp tục thành công thịnh vượng từ thời kỳ đồ họa in ấn sang thời kỳ đồ họa kỹ thuật số. Một vài trong số họ sẽ được Arena Multimedia giới thiệu trong phần 2.
2. Những nhà Thiết kế đồ họa đã thành công vượt qua trở ngại tuổi tác
Đặc biệt tại Việt Nam, dù lĩnh vực Graphic Design chưa có những người khổng lồ như thế giới nhưng có một tấm gương sinh viên Arena Multimedia theo đuổi ngành thiết kế đồ họa thành công dù đã 27 tuổi:
Xem thêm: 12 nhà Thiết kế đồ họa nổi tiếng Thế giới và Việt Nam năm 2021
3. Làm sao để nhà thiết kế đồ họa có thể vượt qua vấn đề tuổi nghề?
Để vượt qua được vấn đề tuổi tác nghề Thiết kế đồ hoạ, bạn cần học hỏi không ngừng nghỉ, liên tục cập nhật những xu hướng mới, kiến thức mới của nghề. Cùng với đó là định hướng rõ ràng hướng phát triển nghề nghiệp và tạo cho mình một portfolio thật chuyên nghiệp.
3.1. Học hỏi không ngừng nghỉ
Bạn hãy liên tục đặt ra các câu hỏi và tự đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho bản thân như: Cuốn sách cuối cùng về Thiết kế đồ họa bạn đọc là gì? Khóa học Thiết kế đồ họa gần nhất bạn tham gia là khi nào? Kỹ năng mới nhất trong nghề bạn học được là gì? Công nghệ mới nhất phục vụ nghề nghiệp của bạn hiện nay là gì?…
Cùng với đó, bạn nên cập nhật kiến thức, thông tin từ trang web như Arena Multimedia – Đào tạo Thiết kế chuẩn Quốc tế, iDesign – Cập nhật kiến thức mới nhất về thiết kế, diễn đàn nhóm Facebook Thư Viện Ngành, sách báo, tạp chí,… liên quan đế Graphic Design để bắt kịp xu hướng.
Mở rộng mạng lưới mối quan hệ với những chuyên gia lâu năm trong ngành để tìm kiếm cơ hội làm việc từ họ và cả những con người làm việc trong những lĩnh vực khác sẽ là nguồn cảm hứng cho các thiết kế của bạn.
3.2. Thiết kế một portfolio chuyên nghiệp
Portfolio là một bộ hồ sơ tập hợp những dự án ứng viên đã thực hiện, đó có thể là hình ảnh, video, phim,… Nhà tuyển dụng đánh giá cao portfolio vì nó thể hiện tổng quan và chân thực nhất về kinh nghiệm và năng lực của nhà thiết kế đồ họa. Nói cách khác, portfolio trong ngành Graphic Design chính là CV nhưng được lấp đầy bởi hình ảnh cụ thể.
Khi cầm có cho mình một portfolio ấn tượng, ghi nhận những thành tựu trong suốt quá trình làm việc của mình, nhà thiết kế đồ họa sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề tuổi nghề khi ứng tuyển vào một doanh nghiệp mới.
Một vài tips để có một portfolio chuyên nghiệp như:
- Trình bày những tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp thay vì tất cả các tác phẩm;
- Diễn giải những kinh nghiệm có được từ mỗi tác phẩm;
- Nêu được giá trị của tác phẩm với khách hàng;
Và còn nhiều tips nữa có thể tìm thấy tại: 8 kinh nghiệm cho 1 portfolio ấn tượng
3.3. Lập định hướng phát triển sự nghiệp rõ ràng
Để tránh việc trở nên mông lung không biết bản thân cần lựa chọn gì tiếp theo khi tuổi nghề ngày càng lớn, nhà thiết kế đồ họa cần vạch rõ lộ trình phát triển cho bản thân với mục tiêu cụ thể (phát triển chuyên môn/ rèn luyện học thuật/ vị trí quản lý…). Từ đó xây dựng những tiêu chuẩn, chuẩn bị kiến thức và kỹ năng phù hợp với mục tiêu lựa chọn.
4. Lộ trình phát triển tương lai cho nhà Thiết kế đồ họa
Sau khi tích lũy đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm đến 30 tuổi, Graphic Designer sẽ có nhiều lựa chọn để tiếp tục con đường sự nghiệp của mình. Các bạn có thể tham khảo lộ trình phát triển sau để có những cái nhìn tổng thể nhất:
1 – Sơ cấp (Junior): Cấp độ này dành cho học viên làm thêm khi đi học, học viên mới tốt nghiệp ra trường hoặc ứng viên dưới 1 năm kinh nghiệm. Nhiệm vụ của cấp độ tập trung xây dựng bố cục, vẽ logo, chỉnh sửa kiểu chữ, màu sắc, lên ý tưởng dưới sự giám sát của các nhân viên cấp cao.
2 – Trung cấp (Midweight): Từ sơ cấp lên trung cấp, Graphic Designer cần làm việc liên tục từ 2 đến 3 năm. Công việc thực hiện sẽ ở quy mô rộng hơn – thực hiện toàn bộ quy trình từ lên ý tưởng đến thiết kế, bố trí đến hoàn thành tác phẩm cuối cùng, đặc biệt, Designer cũng cần trao đổi trực tiếp với khách hàng. Mặc dù có nhiều quyền kiểm soát sáng tạo hơn, công việc vẫn được giám sát bởi các nhân viên cấp cao hơn.
3 – Cấp cao (Senior): Đến vị trí này Designer có thể lựa chọn tập trung làm việc như một chuyên gia hoặc làm quản lý – chịu trách nhiệm lãnh đạo một đội nhóm. Thời gian chuyển cấp giao động từ 3 – 7 năm.
- Chuyên gia thiết kế (Senior) chịu trách nhiệm các công việc phức tạp, từ gặp gỡ khách hàng đến kiểm soát toàn bộ chiến dịch quảng cáo. Chuyên gia thiết kế trực tiếp báo cáo và chịu kiểm soát của Giám đốc.
- Quản lý Studio/ Giám đốc nghệ thuật/ Giám đốc sáng tạo không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn thiết kế mà còn cần có khả năng lãnh đạo một tập thể nhiều thành viên và thực hiện nhiều dự án khác nhau cùng lúc.
Như vậy, bạn Linh Nguyễn cũng như nhiều bạn học sinh và các bậc phụ huynh khác đã có thêm thông tin cần thiết khi cân nhắc theo đuổi ngành Graphic Design qua bài viết này rồi. Tuổi nghề của những người khổng lồ trên thế giới trong lĩnh vực này lên đến gần 65 năm và còn tiếp tục phát triển. Tại Việt Nam, Linh Nguyễn có thể cũng sẽ là một Graphic Designer vĩ đại như vậy dựa vào đam mê và nỗ lực của bạn.
Arena Multimedia sẵn sàng đồng hành cùng các bạn học sinh THPT trên con đường chinh phục mảnh đất Graphic Design màu mỡ này. Tham khảo thông tuyển sinh và đăng ký học ngay thôi nào!
Thông tin liên hệ Arena Multimedia:
TP.HCM
Email: [email protected]
* ARENA Nguyễn Đình Chiểu
212-214 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
Tel: 1800 1525
* ARENA Hồ Văn Huê
43R/12 Hồ Văn Huê, P.9, Q.Phú Nhuận
Tel: 1800 6325
* ARENA Tân Bình
Số 6 Tân Kỳ Tân Quý (gần Etown), Q.Tân Bình
Tel: 1800 2074
* ARENA Lê Tuấn Mậu
136 Lê Tuấn Mậu, Quận 6
Tel: 1800 2046
HÀ NỘI
Email: [email protected]
* ARENA Trúc Khê
80 Trúc Khê, Q. Đống Đa
Tel: 1800 1542
* ARENA Phạm Văn Bạch
D29 Phạm Văn Bạch, Q. Cầu Giấy
Tel: 1800 1542
* ARENA Trần Phú
110 Trần Phú, Q. Hà Đông
Tel: 1800 1542