Bạn thích Fractal Art nhưng chưa hiểu rõ về nó? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn cận cảnh và những kiến thức quý báu để về loại hình nghệ thuật này.
Fractal là cấu trúc thể hiện sự gần giống nhau về hình dạng của các hình thể kích cỡ khác nhau. Ví dụ, bạn nghiền nát một đồ vật nào đó (củ khoai tây chẳng hạn) thành vô số những mảnh vỏ lớn nhỏ, các mảnh này có thể gọi là Fractal Art.
Fractal art được tạo ra bằng cách tính toán các vật thể đồng dạng và biểu diễn kết quả dưới dạng hình ảnh, hình động, âm nhạc hoặc các phương tiện truyền thông khác. Fractal Art thường được tạo gián tiếp nhờ sự giúp đỡ từ máy tính, lặp đi lặp lại qua 3 bước: đặt thông số cho các phần mềm fractal phù hợp, tiến hành những phép tính có thể, và đánh giá sản phẩm.
Fractal Art là 1 phân nhóm của Visual Art 2 chiều, và có rất nhiều điểm tương đồng với đồ họa- một dạng art khác được tiếp nhận bởi chủ nghĩa hoài nghi. Những hình ảnh Fractal Art thường xuất hiện dưới dạng ảnh in, đưa các nghệ sĩ Fractal Art vào các công ty của họa sĩ, nhiếp ảnh gia và họa sĩ thiết kế in ấn. Fractal Art thường tồn tại dưới dạng ảnh điện tử. Đây là 1 định dạng mà những nghệ sĩ Visual truyền thống rất nhanh chóng đón nhận, và mang chúng đến với FA dưới dạng số.
Tạo ra fractal có thể là một nỗ lực khéo léo, một nghị lực liên quan đến toán học, hoặc chỉ là một trò tiêu khiển nhẹ nhàng. Tuy nhiên, FA rõ ràng khác với các hoạt động số khác bởi chính bản chất của nó và những gì không thuộc về nó.” Ken Keller nói.
Đặc điểm của Fractal Art
Một Fractal (hình phân dạng) thường có các đặc điểm sau đây:
– Có một cấu trúc đẹp trên bất kỳ quy mô nhỏ
– Khó có thể diễn tả theo ngôn ngữ hình học Ơ-clít truyền thống
– Tương tự nhau ( ít nhất xấp xỉ hoặc có tính ngẫu nhiên)
– Có kích thước Hausdorff mà lớn hơn kích thước thuộc hình học tô pô (mặc dù yêu cầu này không thỏa mãn các đường cong không gian như đường cong Hilbert)
– Càng zoom vào một khu vực nào đó càng xuất hiện nhiều chi tiết hơn.
Tạo Fractals:
Có 3 phương pháp thường dùng đó là:
– Escape-time Fractals – (cũng được biết đến là Fractals quỹ đạo): được giải thích là mối quan hệ tái diễn tạo mỗi điểm trong không gian. Ví dụ của loại này là Mandelbrot, Julia, fractal Burning Ship, Nova và Lyapunov. Trường véc tơ 2d được tạo bằng 1 hoặc 2 sự lặp đi lặp lại của công thức escape-time cũng đem đến dạng fractal khi các điểm hoặc dữ liệu pixem được đi qua trường này lặp đi lặp lại nhiều lần.
– Hệ thống lặp đi lặp lại (Iterated function systems): có một luật thay thế hình học cố định. Cantor, thảm Sierpinski, miếng đệm Sierpinski, đường cong Peano, bông tuyết Koch, đường cong Harter-Heighway, T-Square, bọt biển Menger là các ví dụ của loại fractal này
– Random Fractals: được tạo bởi ngẫu nhiên hơn là quá trình có tính toán, ví dụ: đường đi cong của chuyển động Brownian, đường bay Levy, phong cảnh fractal và cây Brownian. Ví dụ của fractal dạng cây là cụm tập hợp giới hạn phản xạ hoặc tập hợp giới hạn phản ứng
Phân loại:
Fractals có thể được phân loại dựa trên sự tương đồng của chúng. Có 3 loại tương đồng như sau:
Giống hệt nhau: đây là dạng mạnh nhất của tương đồng: Fractal xuất hiện giống hệt nhau trên các quy mô khác nhau. Fractals dạng này được tạo bởi hệ thống lặp đi lặp lại
Gần như giống nhau: đây là dạng lỏng lẻo của tương đồng; fractal xuất hiện xấp xỉ giống nhau tại các cấp độ khác nhau. Dạng này thường chứa những bản copy nhỏ của toàn bộ fractal dưới dạng bóp méo hoặc biến chất. Fractals dạng này được tạo bởi quan hệ tái diễn
Tương đồng thống kê: đây là dạng yếu nhất của tương đồng; fractal có những thước đo được giữ qua các mức độ. Phần lớn các định nghĩa hợp lý của “fractal” không nói nhiều về vài dạng tương đồng thống kê. Random Fractal là các ví dụ của fractals tương đồng thống kê, ko phải dạng giống hệt hoặc gần giống hệt nhau.
Tìm hiểu thêm về các tin tức khác về Multimedia truy cập tại đây!