Là một người học thiết kế, chắc hẳn bạn phải biết texture là một yếu tố không thể thiếu trong việc quyết định sự thành công của một thiết kế. Arena Multimedia sẽ đưa đến cho bạn định nghĩa cụ thể về texture và hai loại texture. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Học thiết kế: Texture là gì?
Texture có thể được nhìn thấy rất nhiều trong thế giới tự nhiên: bất kì vật gì có bề mặt thì đều có texture theo một tỷ lệ nhất định. Chúng ta có thể quan sát texture ở cả các vật thể tự nhiên hay giả tự nhiên (nhân tạo) như texture trên gỗ, cây, kim loại và da. Nói chung, texture liên quan đến các đặc điểm bề mặt của một vật thể và có kích thước, hình dáng, mật độ, sự sắp xếp, tỷ lệ các thành phần cơ bản của vật thể. Một texture thường được miêu tả là mịn hay gồ ghề, mềm hay cứng, thô hay bóng vv.
Các texture nhân tạo
Texture có thể được chia làm 2 loại là tactile texture và visual texture.
2. Tactile texture
Tactile nghĩa là chạm vào. Tactile texture là sự gồ ghề (3D) cho một bề mặt mà khi chạm vào ta có thể cảm thấy được. Điều này vô cùng quan trọng đối với thiết kế 3D nhưng lại chỉ được quan tâm ở mức vừa phải trong thiết kế 2D. Texture bề mặt thực cần được cảm nhận, hay nhìn thấy bằng cách để ánh sáng chiếu trên bề mặt của nó. Các họa sĩ thường tận dụng lợi thế này làm cho bề mặt tranh của họ trông sống động hơn. Các lớp sơn có thể được đắp đè lên nhau tạo thành những đỉnh gồ ghề, kỹ thuật này được gọi là Impasto. Vincent Van Gogh là một họa sĩ nổi tiếng với kỹ thuật này. Một số họa sĩ thì rắc cát lên bức tranh của mình để làm cho bức tranh có tactile texture rõ hơn.
Tác phẩm “Cánh đồng lúa mỳ” nổi tiếng của họa sĩ Van Gogh
Sự đa dạng thành phần cấu tạo trong một bề mặt có thể tạo nên những texture ấn tượng cho tác phẩm nghệ thuật 3D. Ví dụ như bức ảnh nghệ thuật của Lee Bontecou dưới đây được kéo mở rộng ra từ tường. Bóng tối, những hình bầu dục mở đã tạo nên một lối đi vào một thế giới rộng hơn – một thế giới tồn tại bên dưới bề mặt.
Tactile texture là cảm giác hữu hình ngay tức thì khi chạm vào bề mặt vật thể. Ví dụ điển hình là giấy. Cảm nhận và trọng lượng của giấy có thể ảnh hưởng lớn đến cảm nhận của một thiết kế, khiến cho việc lựa chọn của nhà thiết kế trở thành một quyết định cốt yếu. Những tấm card visit hay những brochure quảng cáo thường là loại giất nặng và có thể nói là chuyên nghiệp hơn những giấy có trọng lượng nhẹ hơn. Một mẩu quảng cáo trên giấy in bình thường có thể không giá trị bằng, nhưng nó cũng có thể đem lại hiệu quả cho một chiến dịch cấp nhỏ.
Visual texture là ấn tượng có thể nhìn thấy mà texture mang lại cho người xem, ví dụ màu sắc, xu hướng và mật độ trong một bức ảnh. Nó còn là ấn tượng của texture do nghệ sĩ tạo ra bằng cách cố gắng tái tạo màu sắc và giá trị của các texture thực.
Texture có thể được đánh giá qua phong cách thiết kế. Các lớp văn bản, các hình dạng, đường kẻ có thể mang đến cảm giác texture ở trên giấy hay trên màn hình. Nhiếp ảnh, minh họa và vẽ kết hợp với các yếu tố đồ họa cũng có thể tạo nên diện mạo của texture. Thông thường, các bức ảnh của một bề mặt thật ví dụ như giấy, thường được dùng làm nền trong một thiết kế và phần mềm thiết kế Photoshop có thể thử nghiệm với các layer và visual texture một cách dễ dàng.
Visual texture liên quan đến những ảo ảnh của kết cấu bề mặt. Đó chính là hình dạng của tactile texture (trên bề mặt 2D)
Những texture mà bạn nhìn thấy trong một bức ảnh chính là visual texture. Bất kể vật thể đó gồ ghề như thế nào, thì bề mặt của bức ảnh vẫn mịn và phẳng.
Cả tactile texture và visual texture đều quan trọng đối với nhà thiết kế, nhưng trong nghệ thuật 2D, thì visual texture được sử dụng nhiều hơn so với tactile texture.
Bức điêu khắc một chú ngựa của Albrecht Durer, với mực in nổi và các nét vẽ gạch chéo đã tạo nên một texture tuyệt vời
Nguồn: ilovedesign
Tìm hiểu thêm về các tin tức khác về Multimedia truy cập tại đây!