Tìm hiểu về các phong trào nghệ thuật trong lịch sử phát triển là một trong những bộ môn cơ bản của nghệ thuật và các bạn học thiết kế. Vậy phong trào nghệ thuật là gì? Có những phong trào nghệ thuật nào trên khắp thế giới?
Cùng Arena Multimedia tìm hiểu nhé!
1. Phong trào nghệ thuật (Art Movement) là gì?
Phong trào nghệ thuật (Art Movement) là một xu hướng hoặc phong cách nghệ thuật hoặc thiết kế với triết lí chung hoặc mục tiêu cụ thể được thiết lập bởi một nhóm nghệ sĩ trong khoảng thời gian nhất định (thường là một vài năm hoặc kéo dài trong một thập kỉ…). Phong trào nghệ thuật đạt đến thời kì hoàng kim của nó với tên tuổi cùng những các tác phẩm đã làm nên dấu ấn trong tiến trình phát triển của nghệ thuật và thiết kế.
Phong trào thiết kế Pop Art
Một số Phong trào nghệ thuật rất phổ biến trong thiết kế và nghệ thuật ngày nay. Một số khác là sự kế thừa và phát triển từ một Phong trào nghệ thuật trong quá khứ. Dù nhìn theo góc độ nào, Phong trào nghệ thuật đều có ảnh hưởng quan trọng đến thiết kế và nghệ thuật hiện đại.
Xu hướng Digital Painting
2. Phong cách nghệ thuật Neoplasticism – De Stijl là gì?
Phong cách Neoplasticism (hay còn được biết đến như Phong cách nghệ thuật thiết kế De Stijl – Hà Lan) bắt đầu tại Amsterdam năm 1917 và kém ảnh hưởng vào năm 1931, do nhóm các nghệ sĩ sinh sống tại Hà Lan sáng lập thông qua tạp chí De Stijl – diễn đàn của các họa sĩ, kiến trúc sư, điêu khắc, các nhà lí luận, phê bình đại diện cho quan điểm mới thời bấy giờ. Mặc dù không còn phát triển mạnh mẽ như thời kì hoàng kim của nó, Phong cách Neoplasticism – De Stijl cho đến hiện nay vẫn là nguồn cảm hứng và là cơ sở của thiết kế Hà Lan hiện đại.
3. Đặc trưng Phong cách nghệ thuật Neoplasticism – De Stijl
Trong nghệ thuật đồ họa, các tác phẩm thuộc Phong cách Neoplasticism – De Stijl tận dụng những đường thẳng đen ngang dọc làm nền tảng. Bên cạnh sự giới hạn về yếu tố hình học còn giới hạn về màu sắc: chỉ sử dụng màu cơ bản (vàng, xanh, đỏ) làm màu chủ đạo cùng với màu vô sắc (đen, trắng, xám) bổ xung cho các màu cơ bản. Đây chính là đặc điểm khác biệt chỉ có thể có ở Neoplasticism – De Stijl. Phong cách Neoplasticism – De Stijl chủ trương trừu tượng hóa, khái quát hóa bằng cách giảm lược tối đa các yếu tố về hình thức và màu sắc – một yếu tố chủ chốt của xu hướng thiết kế tối giản hiện đại đang hướng đến.
Trong thiết kế đồ nội thất, Phong cách Neoplasticism – De Stijl có tạo dáng lắp dẫn các chi tiết với nhau, khoe rõ những ghép nối, những mộng ghép nối. “Những cái bàn, những cái ghế của chúng tôi cũng như những vật dụng khác đều là những bức tranh điêu khắc tính trừu tượng của các thiết bị trong tương lai” – Theo Gerrit Rietveld.
Phong cách kiến trúc Neoplasticism – De Stijl sử dụng không gian mở, không gian đa chức năng, không gian mang tính ước lệ với những bức bình phong ngăn chia. Các phòng được sử dụng qua các mặt vuông góc, mở rộng cả về bốn phía, sơ đồ mặt bằng bỏ ngỏ. Những bức tường của ngôi nhà không khép kín không gian như những ngôi nhà cổ truyền, điều đó đã tạo ra tính liên tục trong không gian ở trong cũng như ngoài nhà và dẫn tới bố cục mặt bằng được tự do. Những bức tường lúc đó sẽ không xác định không gian mà chỉ chịu lực và phân chia khoảng không, đúng với ý nghĩa cơ bản của chúng.
4. Nghệ sĩ và tác phẩm tiêu biểu của Phong cách nghệ thuật Neoplasticism – De Stijl
Bức tranh Tổ hợp giữa đỏ, đen, xanh và vàng (1928) của Piet Mondrian: trong những nhà nghệ thuật tiêu biểu của phong trào De Stijl, lầu tiên phải kể tới hoạ sĩ Piet Mondrian. Những bức tranh của ông là sự sắp đặt của những mảng màu cơ bản được tổ hợp cùng với một hệ đường thẳng ngang và dọc màu đen.
Chiếc ghế đỏ – xanh (1918) của Gerrit Thomas Rietveld: Gerrit Thomas Rietveld, là kiến trúc sư đồng thời cũng là nhà thiết kế đồ nội thất. Ông là một trong những người đầu tiên đưa đồ nội thất vào công nghiệp sản xuất hàng loạt. Trong đó, chiếc ghế đỏ – xanh (red & blue chair, 1918) là thành quả cụ thể của những lý thuyết mà nhóm De Stijl đề xuất.
Các yếu tố riêng lẻ ghép lại thành các phần của chiếc ghế hoàn toàn khác biệt so với những chiếc ghế khác bị ràng buộc để tạo nên sự sắp xếp không gian. Chỗ ngồi và tựa lưng giống như tách rời với phần khung, nhô lên phía trên và vượt ra phạm vi bên ngoài. Chiếc ghế thống nhất được ý tưởng về thẩm mĩ hướng tới công năng, vừa là vật dụng vừa là một tác phẩm nghệ thuật.
Ngôi nhà Schoder (1924) của Gerrit Thomas Rietveld: mặt tiền của ngôi nhà Schoder được tổ hợp bởi những mảng tường nhà, tường ban công xắp đặt lệch. Cộng thêm vào đó những thanh thép được sơn màu khác nhau như các điểm nhấn nhẹ nhàng tạo cho hình thái của ngôi nhà rất linh hoạt không có cảm giác nặng nề như những ngôi nhà cổ truyền. Cách thể hiện này được lập lại ở cả bên trong với sự tổ hợp màu rất nhạy cảm. Các mảng màu không chỉ mang tính hình thức mà còn xác định không gian của từng công năng. Chúng vừa phân chia không gian nhưng cũng không đánh mất đi sự liên tục xuyên suốt.
5. Sự tác động của Phong cách nghệ thuật Neoplasticism – De Stijl đến thiết kế hiện đại
Nói đến sự tác động của phong cách De Stijl trong thiết kế hiện đại, có lẽ nên nhắc đến đầu tiên sự ứng dụng màu sắc trong nhà của hai vợ chồng kiến trúc sư và họa sĩ Emmanuel Thirard và Virginie Artaud. Việc ứng dụng màu sắc và khối theo kiểu De Stijl cho ngôi nhà không phải là ngẫu nhiên. Để tạo ra sự linh hoạt và liên tục trong không gian thì đó là phương pháp rất hiệu quả. Ngôi nhà cho chúng ta một bài học tuyệt vời về tính ứng dụng những tinh tuý văn hoá truyền thống trong môi trường hiện tại.
Tác phẩm thiết kế theo Phong cách Neoplasticism – De Stijl có tính năng dưới dạng thiết kế chiều hình học trừu tượng rất tốt trong việc cân bằng giữa vật liệu kim loại và không gian, tạo ra các hiệu ứng bóng tuyệt vời với ánh sáng trực tiếp.
Nguồn: designs
Tìm hiểu thêm về các tin tức khác về Multimedia truy cập tại đây!