Nối tiếp 4 ví dụ đặc sắc ở phần trước, trong phần số 2, Arena Multimedia tiếp tục bật mí với bạn 6 dự án thú vị có ứng dụng AR đến từ các nhãn hàng lớn trên thế giới!
5. Malibu: Trò chơi Tropical Parkour
Công ty rượu nổi tiếng Malibu đã tạo ra một trò chơi AR hấp dẫn trong chiến dịch mùa hè mang tên “A Bit of Sunshine” của họ. Trò chơi Tropical Parkour sử dụng công nghệ AR Marker của Snapchat để biến những mặt bảng quảng cáo, bao bì sản phẩm và một số tòa nhà thành những hình ảnh hoạt hình và trò chơi khi người dùng quét chúng qua thiết bị di động
Nguồn ảnh: VR Owl
Khi hướng camera vào các bề mặt cụ thể, người dùng có thể mở được một trò chơi vượt chướng ngại vật, trong đó, các vật thể được thiết kế với chủ đề nhiệt đới và sử dụng màu sắc sặc sỡ. Các biển quảng cáo tại trạm xe buýt là một trong những nơi tập trung các bề mặt có thể quét để mở trò chơi, trải nghiệm này có thể khiến việc chờ đợi xe buýt bớt nhàm chán hơn rất nhiều.
Bằng cách này, Malibu đã sử dụng AR để tạo ra một trải nghiệm thương hiệu rất mới lạ, để lại ấn tượng mạnh mẽ với các khách hàng tiềm năng. Hơn nữa, họ đã sử dụng công nghệ AR để mang tới một góc nhìn khác lạ về chiến dịch quảng cáo ngoài trời – một góc nhìn tận dụng bối cảnh của mỗi không gian, cụ thể là nơi mọi người đang chờ đợi hoặc “khao khát” sự giải trí, giết thời gian.
6. AEI Consultants: Phòng nghỉ được tài trợ
AEI, một công ty hàng đầu đang phát triển trong lĩnh vực công nghệ môi trường, muốn tạo ra trải nghiệm AR sáng tạo và thú vị cho một hội nghị có giá trị cao ở Las Vegas. Biết được tầm quan trọng của thời gian nghỉ hội nghị, họ đã dán đầy phòng nghỉ được tài trợ của mình bằng những thẻ lời nhắc tích hợp trải nghiệm AR; mỗi trải nghiệm đều đặt ra một “tương lai” tiềm năng khi làm việc với họ.
Nguồn ảnh: Superside
Mỗi thẻ được quét sẽ biến những hình ảnh thành những kỳ diệu với đồ họa hoạt hình 2D và 3D. Nó có thể mở rộng ra như một quyển sách pop-up trên thiết bị của người tham dự. Những hình ảnh ấn tượng và cuốn hút từ trải nghiệm AR đã tạo ra ấn tượng thương hiệu đặc sắc với những người tham dự, đồng thời thu hút sự chú ý đến các dịch vụ xây dựng và môi trường của họ.
7. OnePlus: Sự kiện ra mắt mẫu điện thoại Nord
Còn cách nào tốt hơn để ra mắt một mặt hàng công nghệ tiêu dùng mới ngoài giới thiệu nó cả trực tiếp và trực tuyến, kiểm tra thiết kế đẹp mắt, giao diện hoàn hảo đến từng pixel và vô số tính năng cực kỳ chi tiết? Nhà cung cấp thiết bị điện tử tiêu dùng OnePlus đã giới thiệu tới các khách hàng của họ về điện thoại mới thông qua buổi ra mắt sản phẩm AR, trong đó hình ảnh của điện thoại mới sẽ hiện ra và di chuyển chậm rãi trên màn hình thiết bị của mỗi người tham dự.
Sự kiện ra mắt sản phẩm tích hợp AR của OnePlus đã trả lời mọi câu hỏi mà người mua có thể hỏi về sản phẩm. Hơn 100.000 người dùng đã xem trực tiếp, phấn khích để tìm hiểu về sản phẩm thông qua cách thức mới này. Việc sử dụng AR cho phép OnePlus tiếp cận được nhiều khán giả hơn thông qua sự sáng tạo, đồng thời cũng tô điểm cho sản phẩm và thương hiệu một cách đầy thiện cảm.
8. Karol G: Nhân vật AR
Âm nhạc là một ngành kinh doanh giống như bất kỳ ngành kinh doanh nào khác và đội ngũ tiếp thị của Karol G biết điều gì cần thiết để trở nên nổi bật. Trước khi ra mắt album mới của nữ nghệ sĩ reggaeton và latin trap có tầm ảnh hưởng, nhóm của cô đã chọn một bộ lọc WebAR theo dõi bề mặt, giúp nữ ca sĩ có thể “xuất hiện” trên bất kỳ bề mặt nào mà điện thoại hoặc máy tính bảng đang hướng vào, nhảy múa giữa một sự pha trộn của văn bản 3D và những trái tim.
Nguồn ảnh: Superside
Nhân vật khiêu vũ của Karol G là một điểm chạm đơn giản nhưng rất quan trọng trong chiến dịch tiếp thị cho album mới. Bằng cách giới thiệu một trải nghiệm vật lý, tương tác trong một lĩnh vực mà trải nghiệm thường chỉ mang tính âm thanh, chiến dịch tiếp thị AR của Karol G nổi bật với những người nghe tiềm năng bằng cách mang lại cho họ một hoạt động có chiều sâu hơn và kích thích hơn.
9. Coca Cola: Bộ Công cụ Trực quan hóa trong cửa hàng
“Nhưng nó sẽ trông như thế nào?” một người quản lý bán lẻ hỏi. “Hãy tự mình xem,” Coca Cola trả lời.
Mặc dù sự tương tác cụ thể đó gần như chắc chắn không xảy ra, nhưng hãng nước giải khát hàng đầu Coca-Cola đã sử dụng thực tế tăng cường để giải quyết một vấn đề chung cho bộ phận tiếp thị và bán hàng B2B của mình: trực quan hóa cách và liệu tủ lạnh đồ uống có vừa khít trong cửa hàng hay không.
Nguồn ảnh: ARVAR
Nhãn hàng đi đầu trong ngành đồ uống đã học cách tiếp thị bản thân cho những người mua hàng từ rất lâu rồi và AR là công cụ mới nhất trong hộp dụng cụ của họ. Xem một danh mục tĩnh hoặc một trang web đầy các tùy chọn tủ lạnh là một chuyện đối với một doanh nghiệp; xem cách trưng bày đầy đủ hàng hóa ở cuối lối đi thứ sáu lại là một chuyện khác. Với Coca Cola, thực tế tăng cường loại bỏ các rào cản và tiếp tục củng cố uy tín của thương hiệu như một thương hiệu cam kết vì sự tiện lợi.
10. Amazon: Thử đồ trực tuyến
Nếu bạn mãi không thể xác đinh được sản phẩm trong giỏ hàng có phù hợp với mình hay không, thực tế tăng cường sẽ cho bạn câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi “nó sẽ trông như thế nào?”.
Nguồn ảnh: TechCrunch
Amazon không thiếu sự đồng cảm với người tiêu dùng, họ đã sử dụng công nghệ AR một cách tài tình để loại bỏ hoàn toàn rào cản này bằng cách cho phép khách hàng tiềm năng “thử” một số mẫu giày khi xem xét và đánh giá sản phẩm. Giống như công cụ Place của IKEA, nó hỗ trợ các mục tiêu của thương hiệu bằng cách trả lời những câu hỏi mà tiếp thị tĩnh thông thường không thể trả lời được. AR cũng để lại ấn tượng về một trải nghiệm tiên phong; một thương hiệu tiến bộ đặc biệt quan tâm đến việc giảm thiểu xung đột giữa các nhà bán hàng và người tiêu dùng.
Kết lại
AR đã và sẽ ở đây với các nhà tiếp thị và những người làm trong ngành sáng tạo. Có thể nó, nó đang vẽ lại các đường ranh giới tương tác của nhãn hàng với người tiêu dùng. Giờ đây, không chỉ quan sát thụ động, những người mua hàng tiềm năng của bạn có thể chủ động tham gia vào câu chuyện về thương hiệu. Thông qua các trải nghiệm tương tác AR, các khác hàng tiềm năng chạm, cảm nhận và tham gia với các sản phẩm. Cách này làm sâu sắc hơn mối liên kết của họ với thương hiệu của bạn và tự đó khiến họ có nhiều khả năng hơn để xem xét giải pháp của bạn.
Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang chuyển từ giao tiếp một chiều sang kể chuyện đa giác quan. Chúng ta đang vẽ ra một bức tranh lớn và tốt hơn về những gì chúng ta có thể làm cho khán giả của mình, và những ví dụ quảng cáo và tiếp thị AR này chỉ là một mẫu nhỏ về những gì đang được tạo ra bởi các thương hiệu và các công ty thiết kế thực tế tăng cường.
Đây chính là xu hướng mới trong ngành sáng tạo, bạn đã sẵn sàng để trở thành một phần trong làn sóng AR này chưa? Hãy cùng Arena Multimedia gia nhập hành trình này ngay hôm nay!
Xem thêm: 10 ý tưởng ứng dụng thực tế ảo tăng cường ấn tượng mà bạn không nên bỏ lỡ (Phần 1)
Nguồn: Superside
Anh Thư
Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo & Game Arena Multimedia sở hữu hai chương trình đào tạo tiên tiến mang tên Graphic Design & Interactive Media (GDIM) và Animation, VFX & Gaming (AVG). Với mục tiêu đào tạo chuyên sâu về Thiết kế Truyền thông (Communication Design) và Sản xuất nội dung giải trí (Entertainment Design), GDIM và AVG có sự rút gọn về thời gian nhưng sẽ có sự tập trung cao hơn, học và rèn luyện học sâu hơn về kiến thức và kỹ năng làm nghề, nhằm chuẩn bị cho một tương lai có nhiều cơ hội nhưng không ít thách thức và đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn từ phía doanh nghiệp tuyển dụng. Chương trình Graphic Design & Interactive Media (GDIM): – Học kỳ 1: Thiết kế hình ảnh truyền thông (Visual Communication Design) – Học kỳ 2: Thiết kế thương hiệu (Branding Design) – Học kỳ 3: Đồ họa chuyển động và xây dựng nội dung video (Motion Graphics & Video content) – Học kỳ 4: Phát triển sản phẩm kỹ thuật số (Digital Product Development) Chương trình Animation, VFX & Gaming (AVG): – Học kỳ 1: Tiền sản xuất Hoạt hình và Games (Pre-Production for Animation & Games) – Học kỳ 2: Thiết kế tạo hình 3D cho Game, VFX và hoạt hình (3D Art and Design for Animation, Games & VFX) – Học kỳ 3: Diễn hoạt 3D trong Hoạt hình, Game và VFX (Advanced 3D for Animation, Games & VFX with Electives & Generative AI) – Học kỳ 4A (lựa chọn): 3D thời gian thực và Thiết kế đồ hoạ Game (Real Time 3D & Game Art) – Học kỳ 4B (lựa chọn): Kỹ xảo trong Hoạt hình, Phim và Game (Visual Effects for Animation, Films & Game) Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học: https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |