Tiếp nối 15 font chữ ở phần 1, trong phần 2, Arena Multimedia sẽ tiếp tục đưa bạn đến với thế giới font chữ đa dạng và hiện đại của năm 2024.
16. Mont của Font Fabric
Mont là một kiểu chữ sans-serif hình học có thiết kế cân đối, phù hợp với các thiết kế có họa tiết độc đáo. Ví dụ, font chữ này có chữ “t” nhọn và chiều cao cơ bản của dòng chữ nổi bật, điều này giúp nó phù hợp với các dòng tiêu đề mạnh mẽ và logo nổi bật. Kiểu chữ này bao gồm 10 trọng lượng, từ Hairline đến Black, với phiên bản in nghiêng tương ứng.
Nguồn ảnh: Free Design Resources
17. Aeonik Pro của Cotype Foundry
Giống như những font chữ Grotesque phổ biến, Aeonik Pro có các đầu nét vuông góc, hình dạng chữ rõ ràng và khoảng cách giữa các dòng chữ tương đối hẹp.
Các ký tự đáng chú ý nhất là “f”, “j” và “t”, chúng có các góc xoay 90 độ và đường chéo thẳng. Với thiết kế hướng tới sự rõ ràng và linh hoạt, 16 bộ ký tự phong cách bao gồm nhiều ký tự thay thế khác nhau cho phép bạn điều chỉnh “voice” của Aeonik để phù hợp với bất kỳ dự án nào.
Nguồn ảnh: Behance
18. Whyte của Dinamo
Fabian Harb đã tạo ra phiên bản đầu tiên của ABC Whyte từ nhiều năm trước, sau khi anh tình cờ tìm thấy một mẫu chữ từ thời kỳ hoàng kim của kiểu chữ grotesque khi “lục lọi” những lưu trữ cũ. Gần đây, anh đã hợp tác với Johannes Breyer, Erkin Karamemet và Fabiola Mejía để khai phá thêm những tiềm năng mới của bộ chữ này.
Phiên bản mới này xuất hiện với các chuyển động mượt mà và sắc nét. Hệ thống các kiểu chữ bao gồm 10 trọng lượng với phiên bản in nghiêng tương ứng, một loạt các dấu câu và biểu tượng tiền tệ quốc tế.
Nguồn ảnh: Dinamo Typefaces
19. Plain của Optimo
Plain là một kiểu chữ hình học (geometric) được lấy cảm hứng từ mô hình neo-grotesque cổ điển. Đây là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu của nhà thiết kế François Rappo. Font chữ này có sẵn 12 trọng lượng với phiên bản in nghiêng tương ứng, đặc biệt, font chữ này rất linh hoạt và có thể ứng dụng trong nhiều phong cách thiết kế khác nhau.
Nguồn ảnh: Pinterest
20. Ginto của Dinamo
ABC Ginto là một kiểu chữ hình geometric-humanist mang tới cảm giác “đối chọi” căng thẳng giữa hình tròn và hình chữ nhật. Nó được thiết kế bởi Seb McLauchlan trong quá trình anh nghiên cứu về kiểu chữ sans-serif thế kỷ 20. Khi đó, anh tập trung vào sự chuyển đổi từ phong cách thuần khiết của Chủ nghĩa Hiện đại nghiêm ngặt sang phong cách hoạt hình, đậm chất baroque của những năm 1950 và 1960. Kiểu chữ Ginto là sự kết hợp thú vị của hai phong cách này, từ đó tạo ra một kiểu chữ sinh động và quyến rũ một cách đáng kinh ngạc.
Nguồn ảnh: Dinamo Typefaces
Font chữ có chân (Serif)
21. Financier của Klim Type Foundry
Được tạo ra trong quá trình thiết kế lại tờ Financial Times (FT) vào năm 2014, Financier là một phông chữ serif trang nhã và quyền lực. Financier gồm hai hệ thống chữ hợp lại với nhau: Financier Display và Financier Text. Thẩm mỹ của nó được lấy cảm hứng từ các hình thức chữ cổ điển của Eric Gill.
Nguồn ảnh: Klim Type Foundry
22. Reckless của Displaay
Reckless là một kiểu chữ serif mang phong cách của thời kì Phục Hưng với chiều cao cơ bản của một dòng chữ tăng đáng kể. Bộ chữ này được lấy cảm hứng từ sự kết hợp tinh tế, cổ điển của những phông chữ serif thời kì trước trong các công trình kiến trúc đương đại. Reckless Neue là phiên bản có độ tương phản cao hơn, bộ ký tự được sắp xếp lại và gồm các trọng số mới, bao gồm Thin và Book.
Nguồn ảnh: Pinterest
23. GT Sectra của Grilli Type
Được thiết kế bởi Dominik Huber, Marc Kappeler và Noël Leu, GT Sectra là một phông chữ serif đương đại kết hợp “chữ viết của ngòi bút rộng với độ sắc bén của dao mổ”. Ban đầu font chữ này được thiết kế để sử dụng trên tạp chí Reportagen, sau đó, nó đã được mở rộng thành ba phân nhóm (GT Sectra, GT Sectra Fine và GT Sectra Display) và có sẵn 30 phong cách khác nhau.
Nguồn ảnh: Grilli Type
24. Flecha của R-Typography
Flecha là một kiểu chữ cổ điển sắc nét và được thiết kế để phù hợp cho đồ hoạ biên tập. Nó có ngoại hình cứng cáp với các mẫu chữ cứng nhắc, đầu bút vuông và các nét đơn giản nhưng không kém phần tinh tế. Là một lựa chọn lí tưởng cho thiết kế biên tập, kiểu chữ này được chia thành ba kích thước: S cho văn bản nội dung, M cho tiêu đề cỡ trung bình và L cho tiêu đề và tiêu đề lớn.
Nguồn ảnh: R-Typography
25. Nice của Fontwerk
Nice có một diện mạo mới mẻ với chút tinh tế hoài cổ. Được thiết kế bởi Jan Fromm, font chữ này có bốn kích thước khác nhau – điều này cho phép nó bao quát một phạm vi rộng trong thiết kế và độ dễ đọc. Nó có thể được sử dụng một cách linh hoạt với nhiều hình thức khác nhau, từ văn bản ở kích thước rất nhỏ đến tiêu đề billboard lớn, ấn tượng.
Nguồn ảnh: Fontwerk
26. Ivyora của Ivy Foundry
Ivyora là sự hồi sinh của kiểu chữ Dutch Old Face – kiểu chữ được tạo ra từ các mẫu vật được tìm thấy tại Bảo tàng Plantin-Moretus ở Antwerp. Font chữ mới do Jan Maack thiết kế lại có sẵn hệ thống Text và Display, mỗi hệ thống có năm trọng lượng với kiểu chữ La Mã và in nghiêng.
Nguồn ảnh: Type Network
27. Freight của Joshua Darden
Phác họa lần đầu vào năm 2005 bởi Joshua Darden, bộ chữ Freight không ngừng mở rộng và đang được rất nhiều Designer ưa chuộng. Như Jan Middledorp mô tả trong Shaping Text: “Sự khác biệt tinh tế giữa các kích thước cơ thể khác nhau đã được chuyển đổi thành các biến thể. Freight biến những thay đổi “tự nhiên” của độ tương phản và chiều rộng thành một công cụ sáng tạo phong cách”.
Nguồn ảnh: Adobe Fonts
28. FH Total của Typografische
FH Total là một kiểu chữ serif đương đại, phù hợp với đồ hoạ biên tập. Font chữ này được sản xuất bởi Jan van Krimpen vào cuối những năm 1930, lấy cảm hứng từ những kiểu chữ truyền thống của Hà Lan. FH Total Fine là lựa chọn lí tưởng cho các tiêu đề, trong khi FH Total Display có thể được sử dụng cả trên màn hình và trong phần tiêu đề và tiêu đề phụ.
Nguồn ảnh: Behance
29. Fenul của Display
Được lấy cảm hứng từ một chương về xương trong một cuốn sách giải phẫu, Fenul có đặc điểm là phần trung tâm mỏng hơn và phần đầu chữ dày hơn. Qua bàn tay thiết kế của Jana Papiernikova, bộ chữ này đã được vinh danh bởi hai Giải thưởng ADC và Visuelt. Kiểu chữ này có sẵn trong tám trọng lượng và tám phong cách khác nhau.
Nguồn ảnh: The One Club
30. Heldane của Klim Type Foundry
Heldane là một kiểu chữ serif đương đại được lấy cảm hứng từ các tác phẩm thời kỳ Phục hưng của Hendrik van den Keere, Claude Garamont, Robert Granjon và Simon de Colines. Trải qua hơn một thập kỷ phát triển, Heldane hiện nay gồm có hai dòng: Heldane Display và Heldane Text. Chi tiết tinh xảo và khoảng cách hẹp của dòng Display được biểu hiện tốt nhất ở kích thước lớn, trong khi dòng Text phát huy tốt ở các kích thước nhỏ hơn.
Nguồn ảnh: Klim Type Foundry
31. Salina của Font Fabric
Salina là một kiểu chữ serif sinh động, mang trong sự pha trộn quyến rũ giữa tinh tế đương đại và thanh lịch vượt thời gian. Được thiết kế bởi Ivelina Martinova với sự hỗ trợ của Plamen Motev và Vika Usmanova, đặc điểm nổi bật của font chữ này là sự tương phản giữa nét dày và nét mỏng, hình dáng bầu dục mượt mà, duyên dáng với nét chữ serif có khung sắc nét. Đây là một lựa chọn lí tưởng cho bất kỳ Designer nào muốn bổ sung sự tinh tế và thanh lịch vào thiết kế của mình.
Nguồn ảnh: Font Fabric
32. Canela của Commercial Type
Canela là một kiểu chữ hiển thị pha lẫn cả sans và serif. Nó vừa mềm mại vừa sắc nét, vừa hiện đại nhưng vẫn mang nét cổ điển.. Ban đầu, nó được tạo ra như là một phiên bản khác của Caslon, sau đó, người thiết kế Miguel Reyes đã phát triển nó theo một hướng mới, tách nó khỏi serif và chỉ để lại dáng loe ở cuối đường nét. Nó mảnh mai trong kiểu chữ mỏng nhất, nhưng khi tăng trọng lượng lên cao nhất, nó lại mang đến một cảm giác hoàn toàn khác biệt – vừa tự tin, vừa trầm ổn.
Nguồn ảnh: Commercial Type
Nguồn: Creativeboom
Anh Thư
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. – Kỳ 1: Graphic Design – Thiết kế đồ họa – Kỳ 2: Digital Product Design – Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số – Kỳ 3: Digital Filmmaking – Làm phim kỹ thuật số – Kỳ 4: 3D Game Design – Thiết kế Game 3D – Kỳ 5: 3D Animation – Hoạt hình 3D Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học: https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |