Vị thế 3D Việt Nam trong sân chơi Quảng cáo Truyền hình (TVC), những kiến thức cơ bản của 3D Quảng cáo, cơ hội cho các bạn học viên Arena Multimedia… tất cả đã có trong buổi ngoại khóa ngày 25/3/2014, tại 80 Trúc Khê, Láng Hạ, Hà Nội. Với sự hướng dẫn, chia sẻ của thầy Trần Anh Khoa & thầy Lê Quang Khải, buổi sinh hoạt đã thu hút không chỉ các bạn học viên đang học kì 3D mà còn có cả những học viên mới và những bạn đã tốt nghiệp, đi làm.
Hội thảo chuyên ngành: Kỹ xảo 3D trong sản xuất phim Quảng cáo
Ngay từ đầu, buổi sinh hoạt đã diễn ra khá vui nhộn với những câu hỏi của thầy Lê Quang Khải, khảo sát sự hiểu biết của các bạn trẻ về 3D. Sau đó, thầy nói về sự góp mặt của 3D: “Ngày nay, kỹ xảo 3D được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống: hoạt hình, nội thất, game, TVC, phim, thiết kế in ấn, bao bì, hình hiệu chương trình, pop up…Trên truyền hình, kênh VTV1 là kênh đầu tiên đưa các ứng dụng 3D vào hiệu ứng chương trình và hiện nay cũng là kênh có kĩ thuật đồ họa 3D khá tốt trong các kênh phát sóng.”
TVC sử dụng kỹ xảo 3D có thể chia thành 3 loại sau:
– Kết hợp cảnh quay thực tế với kỹ xảo
VD: quảng cáo nước cam ép Vfresh…
– Quảng cáo “thuần chủng” 3D
VD: quảng cáo Comfort, sữa tươi Zinzin…
– Sử dụng kỹ xảo CGFX (CGFX – thiết kế, phát triển và sản xuất các hình ảnh trực quan 3D và hình ảnh động)
VD: quảng cáo sữa, dầu gội …
Các TVC của Việt Nam khá đơn giản, dễ hiểu, dễ đoán với kỹ thuật chưa ấn tượng “quảng cáo mỳ ra quảng cáo mỳ, quảng cáo cà phê ra cà phê, quảng cáo bột giặt ra bột giặt … với những kịch bản rõ ràng, chưa đầu tư” – Thầy Khải nói. Còn các TVC nước ngoài thường chuyên nghiệp, tạo được sự tò mò, bất ngờ, người xem rất thích thú, phải đến cuối TVC mới biết đó là quảng cáo sản phẩm gì.
Để minh chứng cho nhận xét này, thầy Khải đã chiếu một vài TVC của Việt Nam như: Cốm vi sinh bio acimin, Sữa IZZI… và TVC của nước ngoài như C&C Trucks, Motorola…
Thầy cũng phân tích rõ, để làm ra những quảng cáo tuyệt đẹp như của nước ngoài, cần những yếu tố gì, thực hiện như thế nào, Việt Nam có thể thực hiện ra sao.
Thầy Lê Quang Khải chia sẻ: “ Hiệp hội Quảng cáo cho rằng, các doanh nghiệp quảng cáo trong nước để sống được trong thị trường nội địa, cần thay đổi tư duy, nếu không các doanh nghiệp nước ngoài sẽ chiếm lĩnh thị trường.” Đây là một thách thức và cơ hội với những người đã, đang và có ý định theo đuổi ngành nghề sản xuất quảng cáo tại Việt Nam.
Theo Tổng cục Thống kê: Có 198 kênh truyền hình, tương đương 65 đài truyền hình Trung ương và địa phương, 2 đài trung ương chính là VTV và HTV. Bên cạnh đó có khoảng 550.000 tổ chức đăng kí kinh doanh trên giấy tờ, trong đó khoảng 375.000 tổ chức hoạt động; mà có đến 70-85{2fbbcdce6fba7ceca857f06e76ee977e945822970f76c6e598e150c203d39bd9} các tổ chức đó muốn quảng cáo trên truyền hình. Với thực tế “cầu nhiều, cung ít” này, ngành sản xuất TVC là 1 mảnh đất màu mỡ để ngành quảng cáo khai thác, nhất là về mảng TVC 3D còn non trẻ của Việt nam hiện nay.
Năm 2012, tổng doanh thu của quảng cáo là 20.000 tỉ VND, trong đó truyền hình chiếm 18.000 tỉ. Dự báo đến 2018 quảng cáo trên internet, mobile sẽ phát triển mạnh nhưng quảng cáo truyền hình sẽ vẫn giữ khoảng 40{2fbbcdce6fba7ceca857f06e76ee977e945822970f76c6e598e150c203d39bd9} doanh thu. Việc đầu tư cho việc sản xuất các TVC truyền hình vẫn luôn được chú trọng.
Cũng trong buổi sinh hoạt này, thầy Trần Anh Khoa đã chia sẻ rất nhiều các kỹ năng, kiến thức về việc thực hành làm kỹ xảo 3D.
Để tạo ra 1 chuyển động 3D bao gồm:
– Still: Phối cảnh, Ánh sáng (hướng nguồn sáng, cường độ sáng, màu sắc ánh sáng), Màu sắc ( Grading/Color Corection)
– Chuyển động: Kỹ thuật Tracking (bạn cứ tưởng tượng khi bạn vẽ xong một nhân vật trong 3Ds Max và sau đó bạn xử lí cho thành họat cảnh. Và công việc cuối cùng là bạn phải ghép vào đoạn phim ngoài thực tế. Những thước phim ngoài thực tế rất khó để ăn khớp với nhân vật trong 3Ds Max từ góc quay cho đến độ rung và bạn phải chỉnh sửa sao cho thật, giả ăn khớp nhất)
Thầy Khoa đang hướng dẫn kỹ thuật tracking
Thầy Khoa chia sẻ: “Tracking 3D mới tấn công vào thị trường Việt Nam 2 năm gần đây. 3D nước ngoài mượt hơn, thật hơn do được đầu tư cả ngân sách, kỹ thuật và kiến thức. Đơn cử như những chuyển động nhân vật, họ có cả bộ thu lại chuyển động thực tế rồi chuyển sang mô hình 3D”. Để trau dồi kỹ năng, các bạn học viên nên xem nhiều các Tutorial trên Youtube để nâng cao tay nghề.
Cuối buổi là những lời tâm sự rất chân thật của thầy Khải: “ Nhiều bạn học viên, mới bắt đầu dựng hình, dựng cảnh đã hỏi “Có cách nào làm nhanh hơn không, dễ hơn không?”. Chúng ta nên kiên nhẫn và tự mày mò. Phải hiểu các công đoạn từ đơn giản thì mới có được năng lực thực sự. Muốn làm được cần phải update công nghệ mới, trau dồi kỹ năng, có đam mê sẽ tìm ra mục đích.”
Xem đầy đủ album ảnh tại đây.